Enzyme Pepsin với nhiệm vụ phân hủy trực tiếp protein thành các peptide nhỏ hơn (protease). Thực phẩm chúng ta tiêu thụ mỗi ngày phần lớn là protein. Cơ thể có thể chuyển hóa và hấp thu protein một cách hiệu quả là nhờ enzyme tiêu hóa – Pepsin. Đây là enzyme tiêu hóa chính được sản xuất trong dạ dày của con người và nhiều loại động vật khác.
1. Cơ chế hoạt động của enzyme Pepsin
Pepsin là enzyme quan trọng nhất của hệ tiêu hóa được tiết ra bởi các tế bào ở niêm mạc dạ dày có tác dụng xúc tác cho quá trình phân giải Protein. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, pepsin có khả năng cắt đứt các liên kết giữa các acid amin, chúng phá vỡ các cấu trúc protein thức ăn thành các phần nhỏ hơn là các peptide và axit amin, để có thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng bởi ruột non.
Khi thức ăn được tiêu hóa, dạ dày tiết ra acid clohydric và pepsinogen. Trong môi trường acid, pepsinogen được kích hoạt thành pepsin.
Pepsin hoạt động ổn định nhất trong môi trường axit giữa 37°C và 42°C. Theo đó, hoạt động trong dạ dày (pH 1,5 đến 2). Pepsin nên được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp (từ – 80°C và – 20°C) để ngăn chặn autolysis (tự tiêu hóa).
2. Vai trò của Pepsin đối với hệ tiêu hóa
Là một enzyme mạnh, pepsin có khả năng làm mềm và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả, cải thiện sự hấp thu dinh dưỡng. Enzyme phân cắt các liên kết trong phân tử protein thành các peptide và acid amin sau đó lại tiếp tục phân cắt các acid amin với chuỗi bên kỵ nước giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng.
Ở những bệnh nhân viêm tụy, suy giảm chức năng tụy, thường phải sử dụng pepsin kết hợp cùng một số các enzyme tiêu hóa khác hỗ trợ chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, enzyme này còn có khả năng hỗ trợ trong điều trị các bệnh tiêu hóa như trào ngược, khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ăn không ngon. Ở trẻ em, Pepsin được sử dụng phổ biến giúp giảm tình trạng trẻ nôn trớ sau ăn, khó tiêu, đi ngoài phân sống.
3. Ứng dụng của Pepsin
Pepsin được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, làm thành phần trong chế phẩm dùng để làm đông sữa trong sản xuất pho mát. Ngoài ra nó còn được ứng dụng giúp làm mềm thịt, hỗ trợ tiêu hóa các sản phẩm từ thịt, tạo ra các loại dịch thủy phân có hàm lượng protein cao. Trong sản xuất các loại thực phẩm chế biến sẵn, Pepsin còn được bổ sung nhằm làm hương liệu cho thực phẩm và đồ uống.
Trong công nghiệp dệt, pepsin thường được thêm vào trong giai đoạn làm sạch và làm mềm sợi tơ. Sản phẩm sau khi được xử lý bằng công nghệ enzyme thường có chất lượng, tính đàn hồi và thẩm mỹ cao hơn rất nhiều.
Trong công nghiệp sản xuất đồ da, thời gian làm mềm và tách lông từ da động vật sẽ được rút ngắn nhờ bổ sung thêm pepsin. Lông và mô còn sót lại từ da cũng sẽ được loại bỏ một cách dễ dàng mang đến sản phẩm đẹp mắt và có chất lượng vượt trội hơn hẳn.
Ngoài ra nó còn dùng trong quá trình thu hồi bạc từ phim ảnh bằng cách tiêu hóa lớp gelatin chứa bạc.
4. Nguyên liệu Pepsin sử dụng trong bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Với vai trò của mình, nguyên liệu Enzyme Pepsin được sử dụng như một thành phần trong các chế phẩm dược và thực phẩm chức năng. Nguyên liệu có đặc điểm:
Thành phẩm ở dạng bột màu trắng, mịn, đồng nhất, mùi đặc trưng
Sản phẩm tan hoàn toàn trong nước, không tan trong các dung môi hữu cơ
Hàm lượng: 2000 IU/g
Xuất xứ: Việt Nam
Đóng túi: 1 kg, 5 kg và theo yêu cầu của khách hàng
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
Hệ tiêu hóa của con người muốn hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh cần một hệ enzyme và vi sinh vật phức tạp. Do thói quen ăn uống không khoa học hay phải chịu nhiều áp lực căng thẳng khiến hệ enzyme suy giảm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.