Những loại kháng sinh nào thường dùng trong chăn nuôi? Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay là gì? Nếu bạn đọc đang băn khoăn thắc mắc về những vấn đề kể trên thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

Những loại kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi
Việc sử dụng các loại thuốc thú y nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng là một phần không thể thiếu được trong quá trình chăn nuôi. Nguyên nhân là vì cũng giống như con người, các loài vật nuôi cũng hoàn toàn có thể mắc các loại bệnh khác nhau nên cần phải sử dụng thuốc để điều trị.
Theo số liệu của Cục thú y thuộc Bộ nông nghiệp, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 10000 sản phẩm thuốc thú y khác nhau bao gồm cả sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ bên ngoài:
+ Trong số các sản phẩm trong nước có đến hơn 4000 loại sản phẩm có chứa thành phần kháng sinh.
+ Trong các sản phẩm nhập khẩu thì có đến hơn 1500 sản phẩm có chứa kháng sinh.
Các loại kháng sinh thường được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi tại Việt Nam là:
Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều trong các trang trại chăn nuôi là amoxicillin, tylosin, tetracycline, lincomycin, gentamicin, tylosin, enrofloxacin và neomycin.
Việc sử dụng kháng sinh cho các loài vật nuôi cần phải được cẩn trọng vì nếu sử dụng không đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, làm mất tác dụng của thuốc khi sử dụng sau này. Hơn nữa việc sử dụng loại thuốc này có nguy cơ dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng.

Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay
Việc lạm dụng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi không phải là hiếm gặp, không những ở các hộ chăn nuôi ở Việt Nam mà thực trạng này còn gặp ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo ghi nhận, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng một cách bừa bãi, không chỉ dùng để điều trị các bệnh truyền nhiễm mà còn được trộn trực tiếp vào thức ăn để ngăn ngừa bệnh và thúc đẩy sự tăng trưởng. Các số liệu thống kê đã cho thấy rằng hàng chục nghìn tấn kháng sinh được sử dụng hằng năm tại các ngành chăn nuôi trên thế giới và con số này sẽ tiếp tục được gia tăng.
Tại Việt Nam, thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay là gần như tất cả các hộ chăn nuôi gia cầm, gia súc trên cả nước đều dùng loại thuốc này cho vật nuôi. Ngoài trường hợp bắt buộc sử dụng khi có bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn ra thì có nhiều hộ còn sử dụng để phòng ngừa bằng cách trộn cả vào thức ăn cho vật nuôi.
+ Có đến hơn 60% các cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn có chứa kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng cho vật nuôi.
+ Hơn 20% cơ sở chăn nuôi tự trộn kháng sinh vào trong thức ăn của vật nuôi.
Thậm chí có một số hộ chăn nuôi còn sử dụng cả loại kháng sinh thuộc Danh mục hạn chế hoặc cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Việc sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát là điều vô cùng nguy hại. Bởi vì hơn 60% lượng thuốc kháng sinh mà vật nuôi sử dụng sẽ bị đào thải ra môi trường bên ngoài, điều này sẽ khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Đồng thời thúc đẩy sự hình thành những loài vi khuẩn gây bệnh có khả năng chống lại các thuốc kháng sinh.

Các biện pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi hiệu quả
Để thay thế kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi mà vẫn đảm bảo được hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thì chúng ta phải sử dụng các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi:
+ Biện pháp sử dụng cao dược liệu có tác dụng kháng sinh: các loại cao dược liệu như xuyên tâm liên, tỏi, gừng, húng chanh, quế… đều là những loại có tác dụng kháng sinh kháng khuẩn tự nhiên rất mạnh giúp vật nuôi tăng cường chức năng miễn dịch chống lại các vi sinh vật gây bệnh trong cơ thể.
+ Biện pháp sử dụng men vi sinh, lợi khuẩn probiotics: bổ sung sản phẩm này sẽ giúp vật nuôi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, kích thích cơ thể sản sinh ra đầy đủ kháng thể để bảo vệ ruột và toàn bộ cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa và nhiều bệnh lý khác.
+ Biện pháp bổ sung kháng thể: các sản phẩm bổ sung kháng thể cho vật nuôi có thể là bột trứng gà hay bột huyết tương… đây là những sản phẩm cung cấp nhiều loại kháng thể khác nhau giúp cho vật nuôi có sức đề kháng tốt hơn và khả năng chống chọi lại với các vi khuẩn gây bệnh cũng được nâng cao.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết về chủ đề “Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay” vừa rồi đã giúp độc giả có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://biogreenjsc.com.vn/tin-tuc/