Ứng dụng men vi sinh, probiotic trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy y, thủy sản đang ngày càng trở nên phổ biến hơn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong số probiotic được ứng dụng nhiều nhất là Saccharomyces cerevisiae. Saccharomyces cerevisiae trong chăn nuôi và thủy sản có những vai trò và ứng dụng gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

Saccharomyces cerevisiae là loại vi sinh vật gì?
Khác với đa phần các chủng probiotic khác (chủ yếu thuộc loại vi khuẩn), Saccharomyces cerevisiae là men vi sinh thuộc loại nấm men (chi Saccharomyces, lớp Ascomycetes và ngành nấm). Đặc điểm chung của loài Saccharomyces cerevisiae bao gồm:
+ Hình dạng: Saccharomyces cerevisiae có dạng hình cầu, hình trứng hoặc hình bầu dục.
+ Kích thước: Saccharomyces cerevisiae có kích thước nhỏ, đường kính trung bình vào khoảng từ 5-6 µm đến 10-14 µm.
+ Phương thức sinh sản chính: sản sinh bào tử hoặc tạo chồi.
+ Nguồn dinh dưỡng: Saccharomyces cerevisiae cần nguồn dinh dưỡng chính là đường (glucose, galactose, saccharose, maltose…). Bên cạnh đó chúng còn cần cả nguồn dinh dưỡng nitơ thường được cung cấp từ các acid amin hoặc muối amoni.
Saccharomyces cerevisiae có rất nhiều lợi ích và ứng dụng thực tiễn trong đời sống của chúng ta hiện nay. Thực tế, loài nấm men này đã được sử dụng từ lâu đời trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống để sản xuất bia cũng như các loại bánh mì, bánh ngọt.
Saccharomyces cerevisiae có thể được dùng làm thành phần trong các sản phẩm men vi sinh hay các loại thực phẩm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho con người. Loài nấm men này cũng được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y thủy sản ngày nay với nhiều công dụng đáng giá.

Ứng dụng và vai trò của Saccharomyces cerevisiae trong chăn nuôi gia cầm, gia súc
Gia cầm và gia súc chiếm tỷ trọng rất lớn trong lĩnh vực chăn nuôi các loài động vật nói chung cả ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Để giúp tăng năng suất chăn nuôi cũng như nâng cao chất lượng vật nuôi thì việc cung cấp thêm các loại thức ăn bổ sung như probiotic sẽ có vai trò rất quan trọng.
Sử dụng các loại probiotic như Saccharomyces cerevisiae cho gia cầm, gia súc sẽ giúp các hộ chăn nuôi tối ưu được nhiều chi phí, tiết kiệm được nhiều khoản tiền cho thức ăn cũng như là thuốc men.
Người chăn nuôi có thể bổ sung Saccharomyces cerevisiae cho vật nuôi dễ dàng bằng cách phối trộn vào các loại thức ăn thông thường. Saccharomyces cerevisiae sẽ mang lại nhiều công dụng và lợi ích cho vật nuôi:
+ Tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng: Saccharomyces cerevisiae có khả năng sản sinh ra nhiều loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa, giúp vật nuôi tiêu hóa thức ăn tốt hơn, cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, hạn chế sự lãng phí thức ăn do không tiêu hóa hết được. Từ đó vật nuôi có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hiệu suất tiêu thụ thức ăn cao, tăng trọng nhanh và đồng thời chất lượng thịt cũng được nâng cao.
+ Phòng bệnh đường tiêu hóa: Saccharomyces cerevisiae còn giúp vật nuôi khỏe mạnh hơn nhiều nhờ khả năng hấp thu chất độc hại do vi khuẩn gây bệnh tiết ra trong đường ruột vật nuôi, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
+ Tăng cường sức đề kháng: Saccharomyces cerevisiae ở trong đường ruột còn giúp kích thích hệ miễn dịch chủ động của vật nuôi, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh, cúm… Vì vậy, vật nuôi sẽ hạn chế được việc phải dùng các loại thuốc kháng sinh, giảm dư lượng thuốc tồn đọng trong cơ thể.

Ứng dụng và vai trò của Saccharomyces cerevisiae trong nuôi trồng thủy sản
Không chỉ có gia cầm, gia súc, việc chăn nuôi các loài thủy sản, động vật dưới nước cũng nên được bổ sung các loại probiotic như Saccharomyces cerevisiae. Đây được coi là một phương thức hỗ trợ hiệu quả cho người trồng thủy sản cải thiện năng suất và tăng chất lượng mà không tốn kém quá nhiều chi phí.
Saccharomyces cerevisiae có nhiều vai trò và lợi ích cho các loài vật nuôi thủy sản:
+ Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, nâng cao khả năng hấp thu các loại chất dinh dưỡng cho thủy sản, tối ưu hóa hệ số thức ăn chăn nuôi.
+ Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ niêm mạc, phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa.
+ Hỗ trợ cải tạo môi trường nước, điều chỉnh pH, giảm độc tố, tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản sinh trưởng và phát triển, tăng sản lượng thu hoạch.
+ Tăng sức đề kháng cho thủy sản, ngăn ngừa các bệnh do một số vi khuẩn trong môi trường nước gây ra.
Qua bài viết về chủ đề “saccharomyces cerevisiae trong thủy sản và chăn nuôi” vừa rồi hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm được nhiều thông tin quan trọng. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://biogreenjsc.com.vn/tin-tuc/