Dứa là loài cây ăn quả vô cùng phổ biến ở nước Việt Nam chúng ta, được trồng ở hầu hết các tỉnh khắp mọi miền tổ quốc. Quả dứa có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Và một trong những hoạt chất sinh học được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu nhất là enzyme. Vậy enzyme trong dứa là gì, có những công dụng nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết này nhé!
Trong quả dứa có rất nhiều chất dinh dưỡng
Dứa có những chất nào? Enzyme trong dứa là gì?
Quả dứa hay còn gọi là trái khóm, trái thơm có hàm lượng calo thấp nhưng lại có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối ấn tượng bao gồm các vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ 100g dứa sẽ cung cấp cho người sử dụng:
+ Khoảng 25 kcal
+ 13g carbohydrate, 1,4g chất xơ, 0,9g chất béo, 0,6g chất đạm.
+ Các vitamin: 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin A, K, B6 và B9
+ Các khoáng chất: 16 mg Canxi, 11 mg phospho, 0,3 mg sắt, 0,07 mg đồng và mangan, kali, magie…
+ Các acid hữu cơ: acid malic, acid citric.
+ Enzyme sinh học: Bromelain
Trong các thành phần trên thì Bromelain là thành phần được các chuyên gia đánh giá rất cao. Enzyme Bromelain trong quả dứa là 1 hỗn hợp bao gồm các enzyme phân giải protein (sulfhydryl protease ) và một số chất khác với hàm lượng nhỏ hơn. Nhờ có khá nhiều công dụng tốt mà ngày nay Bromelain được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Bromelain là enzyme trong dứa
Vai trò và tác dụng của Enzyme Bromelain trong dứa
Với bản chất là các enzyme phân giải protein nên vai trò đầu tiên của Bromelain chúng ta phải kể đến là tác dụng hỗ trợ tiêu hóa:
+ Bromelain sẽ giúp hệ tiêu hóa thủy phân protein (chất đạm) có trong thịt cá thành các chuỗi peptide nhỏ và các acid amin. Nhờ đó mà niêm mạc ruột của chúng ta có thể hấp thu các chất này một cách dễ dàng hơn.
+ Bromelain giúp chúng ta tránh gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu chướng bụng.
Một tác dụng rất quan trọng nữa của Bromelain là giúp phòng ngừa, giảm nguy cơ ung thư:
+ Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy rằng giảm viêm, chống oxy hóa của Bromelain sẽ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và thúc đẩy quá trình tiêu diệt tế bào K, đồng thời ngăn chặn sự di căn ung thư bằng cách giảm kết tập tiểu cầu.
+ Công dụng này của Bromelain đã được thử nghiệm có hiệu quả với các loại ung thư vú, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ống mật.
+ Tuy nhiên theo một số chuyên gia tác dụng chống ung thư của Bromelain cần phải được nghiên cứu thêm trước khi ứng dụng một cách rộng rãi.
Enzyme Bromelain trong dứa có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Những tác dụng khác của Enzyme Bromelain đã được chứng minh là:
+ Ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
+ Giảm đau nhức khớp, giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, đồng thời giúp bảo vệ và chống lại quá trình thoái hóa của mô sụn.
+ Giúp làm mau lành các vết thương ở da hay các vết bỏng do nhiệt, giảm tình trạng sưng đau, bầm tím do va đập, chấn thương.
Bromelain có tác dụng phụ không?
Bên cạnh những công dụng tốt kể trên thì Enzyme Bromelain trong dứa còn có một số tác dụng phụ không mong muốn nữa. Mặc dù những tác dụng phụ này là hiếm gặp nhưng chúng ta không nên chủ quan nhất là với những người ăn nhiều dứa hay dung nạp vào trong cơ thể quá nhiều cùng 1 lúc:
+ Dị ứng: tác dụng phụ này rất ít gặp, thường chỉ xảy ra ở một số người có tiểu sử dị ứng với dứa.
+ Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
+ Ảnh hưởng đến quá trình đông máu: những người đang dùng thuốc làm loãng máu không nên ăn dứa hoặc ăn với 1 lượng ít, vừa phải.
Không nên ăn dứa 1 cách bừa bãi thiếu kiểm soát
Một số lưu ý quan trọng khi ăn trái dứa
Mặc dù dứa có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng chúng ta không nên ăn 1 cách bừa bãi không kiểm soát mà gặp phải những tác dụng phụ không đáng có kể trên.
Dưới đây là một số chú ý quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ khi sử dụng trái dứa:
+ Không nên ăn quá nhiều dứa, đặc biệt là ăn nhiều trong cùng 1 thời điểm. Mỗi người mỗi ngày chỉ nên ăn 1-2 trái dứa trung bình và nên chia ra vài lần trong ngày.
+ Không nên ăn dứa lúc đói: vì lúc này đường tiêu hóa trống, acid dạ dày tăng cao nên sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, cơ thể cồn cào, nôn nao.
+ Nên gọt sạch vỏ và mắt dứa trước khi ăn.
+ Không nên ăn những quả dứa còn quá xanh hay những quả bị dập nát, ủng thối.
+ Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc cao huyết áp cần chú ý khi ăn dứa vì có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng bệnh.
Hy vọng rằng những kiến thức bổ ích trong bài viết trên đã giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về Enzyme Bromelain trong dứa cũng như biết thêm về một số thành phần dinh dưỡng của quả dứa. Để tìm hiểu thêm về những kiến thức khác vui lòng truy cập vào địa chỉ https://biogreenjsc.com.vn/tin-tuc/