Cao khô lá ổi được chiết xuất từ lá ổi dùng để bào chế các sản phẩm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Lá ổi tươi thường được hãm lấy nước hoặc sử dụng trực tiếp trong dân gian để hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như: đau bụng, đi phân lỏng, phân sống, ngộ độc thực phẩm.
1. Giới thiệu chung về dược liệu
Mô tả thực vật
Ổi có tên khoa học là Psidium guajava, thuộc họ Đào Kim Nương, là cây ăn quả lâu năm. Ổi là cây rễ cọc. Rễ ổi thường ăn sâu vào trong lòng đất, có cấu tạo đặc biệt, thích nghi được với nhiều điều kiện đất đai. Khi thời tiết nắng nóng, khô hạn, mạch nước ngầm sâu, rễ ổi có thể phát triển nhanh tới 3 – 4 m hoặc hơn để cung cấp đủ nước cho cây. Nếu Nếu thời tiết mưa nhiều, rễ ổi sẽ phát triển thêm các nhánh gần trên mặt đất để tránh cây bị ngạt úng.
Ổi là cây thân gỗ, cây cao, phân cành nhiều, cao 4 – 6 m, cao nhất 10 m, đường kính thân tối đa 30 cm. Thân cây chắc, khỏe, nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục. Khi thân ổi già, vỏ thường bị tróc ra thành từng mảng. Lớp vỏ mới có bên trong có màu xám hay xanh, cũng nhẵn mịn. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần.
Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, mặt trên lá có màu sẫm hơn, cuống lá thuôn tròn dài khoảng 5 – 10 cm. Lá nguyên, mép lá tròn, có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1 – 1,3 cm.
Hoa to, lưỡng tính, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá. Cánh hoa màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở. Hoa thụ phấn chéo dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.
Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3 – 10 cm tùy theo giống. Vỏ quả còn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi thơm đặc trưng.
Ổi có hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng.
Phân bố
Cây ổi được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới kể từ khi Châu Âu chiếm đóng Châu Mỹ.
Hiện nay cây ổi được trồng nhiều ở các nước thuộc Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, vùng Caribbean, cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, và Úc.
Qua quá trình trồng trọt và chọn lọc giống, hiện nay các giống ổi cũng rất phong phú, đa dạng. Ngoài giống ổi thường (Psidium guajava) phổ biến khắp thế giới, còn có những giống ổi đặc biệt của địa phương như: ổi trâu, ổi bo, ổi xá lị có quả to nhưng kém thơm ngọt; ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm.
Ở Việt Nam cây ổi thường (Psidium guajava) được nhập vào trồng từ lúc nào không rõ và nó được phát triển trên khắp cả nước từ đồng bằng ven biển cho đến vùng núi có độ cao khoảng 1500 m trở xuống.
Ngày nay ngoài giống ổi ta bình thường, ở Việt Nam còn trồng các giống ổi mới như ổ Xá lị nhập từ Trung Quốc và ổi không hạt được phổ biến gần đây nhờ công nghệ chọn giống hiện đại.
Thu hái
Đối với lá, búp non, vỏ thân hay rễ của lá ổi có thể thu hái quanh năm, còn quả thì chỉ thu hái khi đã chín. Sau khi thu hái thì rửa sạch và dùng trực tiếp hay phơi khô để dùng dần đều được
Công dụng của lá ổi
Lá ổi nhìn có vẻ bình thường nhưng ẩn chứa sâu bên trong là giá trị mà nó đem lại hiện hữu:
Chữa tiêu chảy
Giảm cholesterol
Hạn chế bệnh tiểu đường
Giảm cân
Chống lại bệnh ung thư
Chữa cảm lạnh và ho
Giảm mụn
Tốt cho da và tóc
Tốt cho răng
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
2. Cao khô lá ổi
(A) Chiết xuất lá ổi với nước nóng ở 90 – 98°C để tạo ra sản phẩm trích ly:
Sử dụng lá ổi tươi hoặc có thể sấy khô lá ổi để sử dụng. Lá được làm gãy, vỡ có kích thước 1 – 10 mm, tốt nhất từ 3 – 5 mm.
Có thể sử dụng dung môi là dung dịch bao gồm nước, ethanol và acetone để chiết xuất. Nếu chiết xuất để sử dụng trong thực phẩm thì dung dịch sử dụng tốt nhất là nước hoặc hỗn hợp dung môi nước-ethanol. Khối lượng lá ổi là 1 thì phần khối lượng dung môi sử dụng có thể từ 10 – 40, tỷ lệ tốt nhất là 15 – 25 phần dung môi/1 phần lá ổi. Nếu sử dụng dung môi ít hơn 10 phần theo khối lượng, hiệu quả trích ly thấp; nếu lượng dung môi nhiều hơn 40 phần theo khối lượng, hiệu quả của bước cô đặc giảm.
Lá ổi được chiết xuất với dung môi ở nhiệt độ 90 – 98%, tốt nhất trong khoảng 93 – 97°C. Nếu trích xuất ở nhiệt độ thấp hơn 90°C, hiệu quả trích ly không cao hơn 98°C, giá trị các thành phần trích ly bị giảm và gia tăng lượng kết tủa sau khi hòa tan trong nước hay nước nóng. Thời gian từ 3 – 30 phút.
(B) Cô đặc sản phẩm trích ly có độ Brix từ 20 – 30
Cô đặc lá ổi được trích ly từ bước (A) đến 20 – 30 độ Brix, tốt nhất trong khoảng 23 – 28. Khi sản phẩm cô đặc có độ Brix dưới 20, hiệu quả thủy phân enzyme có thể giảm; nếu độ Brix vượt quá 30, một lượng lớn các kết tủa có thể hình thành trong chiết xuất lá ổi. Quá trình cô đặc này có thể được thực hiện bằng thiết bị bay hơi, tốt nhất thực hiện tại nhiệt độ 25 – 27°C dưới áp suất chân không từ 0 – 48 kPa.
(C) Sấy khô sản phẩm trích ly cô đặc
Sản phẩm sau giai đoạn (B) được sấy lạnh để giữ được chất lượng sản phẩm. Đầu tiên đông lạnh ở – 20°C – 50°C, ít nhất trong 10 giờ. Từ 35 đến – 40°C trong 15 – 30 giờ là tốt nhất. Tiếp theo giai đoạn đông lạnh, áp suất được biến đổi từ 4 – 107 Pa và nước bay hơi khỏi nguyên liệu từ trạng thái rắn sang hơi mà không thông qua trạng thái lỏng (thăng hoa). Chính nhờ quá trình này, mà các biến đổi về chất lượng giảm thiểu đến mức tối đa. Kết thúc giai đoạn này, khoảng 95 – 98% nước được tách ra khỏi vật liệu.
Có thể sử dụng phương pháp sấy phun để phun dung dịch lá ổi cô đặc sau giai đoạn (B) thành bột. Tuy nhiên, bột thu được có mùi oxy hóa mạnh, hương vị không thơm ngon.
Nếu muốn sản phẩm có được ở dạng hạt, có thể sử dụng máy tạo hạt tầng sôi, máy đùn hạt,… và sử dụng các chất kết dính trong quá trình tạo hạt là pullulan, tinh bột, dextrin, cellulose hydroxypropylmethyl,…
Bột chiết xuất từ lá ổi ổn định về chất lượng, có thể lưu trữ trong thời gian dài. Ngoài ra, bột có độ hòa tan cao trong nước hoặc nước nóng.
Tuy nhiên, bột lá ổi khi được lưu trữ trong một thời gian dài, polyphenol, tannin và các thành phần khác sẽ tạo đục hoặc kết tủa sản phẩm, làm giảm hình thức sản phẩm, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. Vì thế có thể loại bỏ các polyphenol bằng lọc qua diatomit, bằng nhựa hấp thụ và phân hủy tannin bằng tannase. Tuy nhiên, một số trong các thành phần loại bỏ này lại là các thành phần đặc trưng của lá ổi, nên cân nhắc khi chọn phương pháp xử lý.
3. Thông tin nguyên liệu cao khô lá ổi
Đây là dòng nguyên liệu cao khô lá ổi được Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen điều chế từ nguyên liệu cao dược liêu lá ổi thô. Trên dây chuyển và công nghệ hiện đại nhất hiện nay, với các tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
Tên sản phẩm: Cao khô lá ổi
Mô tả: Dạng bột mịn đồng nhất màu xanh nhạt
Dạng bào chế: Bột, cao khô
Quy cách: 1 kg, 2 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg
Độ tan: Tan tốt trong nước
Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén, siro
Mùi vị: Vị đắng, chát nhẹ, thơm mát
Super User –
Cao khô lá ổi nguyên chất, dùng rất thích. Chỉ cần dùng lượng nhỏ theo ngày vì rất đậm đặc nếu dùng lượng nhiều