Cao khô cam thảo là loại cao dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn gốc, cách chế biến và tác dụng của nguyên liệu cao khô cam thảo là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể ở bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc của cao khô cam thảo
Cao khô cam thảo được sản xuất và làm từ rễ hoặc thân của cây cam thảo bắc. Đây là một vị thuốc, một loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, y học phương đông.
Cam thảo bắc còn có nhiều tên gọi khác tùy từng vùng và tài liệu ghi chép lại: Lộ thảo, Bắc cam thảo, Quốc lão… Thảo dược này có tên khoa học quốc tế là: Glycyrrhiza uralensis Fisch., Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza inflata Bat.
Cam thảo bắc là loài thực vật có hoa, là một trong số 18 loài của chi Cam thảo (Glycyrrhiza) thuộc họ Đậu Fabaceae, phân họ Faboideae và Tông Glycyrrhizeae.
Trên thế giới, cam thảo bắc nổi tiếng nhất là ở Trung Quốc với nhiều tỉnh thành khác nhau như: Cam Túc, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Ninh Hạ, Nội Mông, Sơn Đông, Sơn Tây, Tân Cương, Thanh Hải, Thiểm Tây… Ngoài ra loài cây này còn phân bố ở một số quốc gia khác thuộc châu Á bao gồm: Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nga, Pakistan và Tajikistan.
Cam thảo bắc được du nhập vào nước ta từ rất lâu đời và đã trở thành một vị thuốc được dùng rất phổ biến trong y học.
Một số đặc điểm sinh học đặc trưng của cây cam thảo bắc là:
+ Thân nhỏ sống lâu năm cao khoảng 0,6 m.
+ Cây có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển có thể đâm ngang đến 2 m và mọc lên được những thân cây khác.
+ Lá cam thảo bắc là lá kép lông chim lẻ, có 9 – 17 lá chét hình trứng.
+ Hoa có hình bướm, màu tím nhạt.
Nguyên liệu cao khô cam thảo được chế biến như thế nào?
Bộ phận chính của cây cam thảo được dùng để làm thuốc là rễ và thân. Cam thảo thường được thu hoạch sau khoảng 3 – 4 năm sinh trưởng và phát triển. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào cuối thu và đầu đông khi cây đã tàn lụi.
Rễ và thân cam thảo bắc sẽ được sấy khô để làm dược liệu. Một số đặc điểm nhận biết của dược liệu này là:
+ Hình trụ thẳng hay hơi cong queo dài khoảng 20 – 30 cm, đường kính 0,5 – 2,5 cm.
+ Khó bẻ gãy, nếu bẻ sẽ thấy vết màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc.
+ Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe.
+ Mùi đặc trưng của cam thảo, vị ngọt hơi khé cổ.
Cao khô cam thảo sẽ thường được chế biến từ dược liệu khô. Ban đầu dược liệu sẽ được nấu lên với nước để thu lấy các dưỡng chất vào dịch chiết. Sau khi lọc bỏ bã thì phần dịch chiết cam thảo sẽ được cô đặc lại xuống độ ẩm thấp. Cuối cùng cao đặc sẽ được sấy khô đến độ ẩm dưới 5% thì thu được cao khô cam thảo.
Cao cam thảo có tác dụng gì?
Theo đông y, cam thảo bắc có vị ngọt tính bình với công năng chính là bổ trung, ích khí, nhuận Phế, chỉ khai, hoãn cấp, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc. Nhờ đó, vị thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp suy nhược, tỳ vị hư yếu, âm khí hư, mạch Kết, mạch đại, ho suyễn, họng sưng đau, viêm nhiễm, loét dạ dày, giải độc…
Khoa học hiện đại cũng đã nghiên cứu về thành phần hoạt chất trong cam thảo bắc và chứng minh được một số tác dụng dược lý của dược liệu này, đó là:
+ Phòng chống viêm loét loét dạ dày, tá tràng.
+ Tác dụng chống co thắt.
+ Giúp long đờm, giảm ho.
+ Giúp chống viêm, chống loét, làm lành vết thương.
+ Giúp tăng cường chức năng miễn dịch.
+ Giúp giải độc tố do ngộ độc morphin, cocaine, strychnin, atropin, cloralhydrat và giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
+ Tác dụng ức chế enzym monoamin oxydase (MAO).
Một số bài thuốc trị bệnh kết hợp của cam thảo bắc
Bài thuốc trị tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ đường huyết):
+ Chuẩn bị: Cam thảo bắc 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g.
+ Các vị thuốc tán thành bột rồi trộn đều với nhau.
+ Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 4g.
+ Có thể sắc các vị thành nước uống trong trường hợp khẩn cấp.
Bài thuốc trị chứng tâm huyết khí bất túc sinh chứng mạch kết, mạch đại ( rối loạn nhịp tim):
+ Chuẩn bị: cam thảo 16g, Thục địa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả.
+ Sắc các vị thuốc với nước thành 3 bát uống trong ngày.
Bài thuốc trị các chứng viêm nhiễm: ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng đau, viêm tuyến vú, phế ung ( áp-xe phổi), chàm lở, lở mồm.
+ Chuẩn bị: Cam thảo, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi vị 8g.
+ Sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc trị hầu họng sưng đau: Cam thảo, Cát cánh, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.
Bài thuốc trị viêm tuyến vú: Cam thảo bắc, Xích thược mỗi thứ 30g mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục trong vòng 1 – 3 tháng.
Sản phẩm nguyên liệu cao khô cam thảo Biogreen
Tên sản phẩm: Cao khô cam thảo
Xuất xứ: Việt Nam.
Dạng bào chế: bột cao khô.
Mô tả: bột mịn đồng nhất màu hơi vàng nâu.
Độ tan: tan tốt trong nước.
Mùi vị: vị ngọt nhẹ, hơi đắng, mùi đặc trưng.
Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén, siro.
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức về thuốc đông y cao khô cam thảo. Để tìm hiểu thêm về nhiều loại dược liệu cũng như kiến thức sức khỏe khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://biogreenjsc.com.vn/tin-tuc/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.