Cao khô cà gai leo được biết đến với khả năng giúp thanh nhiệt, giải độc cho lá gan khỏe mạnh.
Cà gai leo được chứng minh lâm sàng có hiệu quả vô cùng tốt trong thải độc gan, chữa viêm gan, đặc biệt là viêm gan B. Để dễ dàng sử dụng làm thành phần trong các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Cà gai leo được chiết xuất ở dạng cao khô. Ngay sau đây là thông tin về cao khô cà gai leo và hiệu quả tuyệt vời của nó nhé
1. Giới thiệu chung về dược liệu
1.1. Mô tả thực vật
Cà gai leo là cây lâu năm, thuộc loài cây thân leo hay bò dài từ 0,6 – 1 m hoặc cao hơn. Thân cà gai leo là thân hóa gỗ, nhẵn, phân nhiều cành, bên trên phủ một lớp lông hình sao. Thân non có màu xanh, thân già chuyển màu nâu xám.
Lá cây cà gai leo là lá đơn, mọc cách, có hình bầu dục, trứng hay thuôn dài, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, gốc lệch, mép lá cà dạng nguyên hay hơi lượn và có khía thùy, mặt trên của lá có gai nhỏ nhất là ở gân lá, màu xanh sẫm, mặt dưới lá nhạt phủ lông mềm hình sao màu trắng nhạt, phiến dài 3 – 4 cm, rộng 12 – 20 cm, có gai dài 4 – 5 mm.
Hoa trắng hoặc tím nhạt, nhị vàng, mọc thành cụm từ 2 – 11 hoa mọc ở ngoài kẽ lá, hoa đều, lưỡng tính, mẫu 4, không gai.
Quả cà gai leo là quả mọng, hình cầu, quả non có màu xanh, khi chín có màu đỏ tươi, bóng, nhẵn, đường kính 5 – 7 mm. Quả có cuống dài 1 – 1.5 cm, có đài đồng đặc trưng của họ cà, cuống và đài đều phủ kín lông.
Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4 mm, rộng 2 mm.
1.2. Phân bố
Cà gai leo là loại cây dễ sống, có khả năng sinh trưởng và phát triển tại rất nhiều các tỉnh miền Bắc, miền Trung tới Huế. Cây mọc hoang hoặc được trồng tập trung ở một số tỉnh như Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An. Một số nước khác cũng trồng cà gai leo như: Lào và Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam).
Thu hái: Cà gai leo từ lâu được sử dụng làm dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rễ và cành lá cà gai leo được sử dụng và thu hái quanh năm. Để tăng hiệu quả sử dụng và bảo quản, người ta thường rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô. Ngoài ra, cà gai leo tươi hoặc khô còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm cao khô, cao đặc, cao lỏng.
1.3. Thu hái
Thời gian thu hái Cà gai leo chủ yếu là vào tháng 8, tháng 9 hàng năm. Theo dân gian, thời gian thu hoạch cà gai leo tốt nhất là sau khi trồng ít nhất 6 tháng vì thời gian cây phát triển càng dài thì thành phần hoạt chất trong cây sẽ càng cao. Nếu sau 6 tháng nuôi trồng và thu hoạch, cây có thể sinh trưởng và phát triển bình thường thì vẫn tiếp tục cho năng suất và chất lượng cao.
1.4. Công dụng của Cà gai leo
Hợp chất quan trọng mang đến những tác dụng của cà gai leo đó là glycoalkaloid (solasodine). Đây thành phần hàng đầu giúp kháng viêm và bảo vệ gan nhờ khả năng ức chế tạo thành những tổ chức xơ trong các mô liên kết.
Một số những hoạt chất quan trọng khác trong cà gai leo bao gồm: glycoalcaloid, flavonoid, saponin, sterol, acid amin, chất béo…
2. Cao khô Cà gai leo
Cà gai leo được dùng ở dạng cao dược liệu tươi hoặc khô sắc uống trực tiếp kết hợp cùng một số thành phần dược liệu khác. Ngoài ra, thân rễ cà sau thu hoạch còn được ứng dụng bào chế cao khô với nhiều ưu điểm trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cao khô cà gai leo được chiết xuất bằng công nghệ cao, chiết cùng dung môi thích hợp nên có hàm lượng hoạt chất cao hơn gấp nhiều lần so với sử dụng trực tiếp hoặc sấy khô. Quá trình sản xuất cà gai leo từ dược liệu gồm 2 bước. Bước thứ nhất là chiết với dung môi thích hợp tạo thành dịch chiết cà gai leo. Tiếp theo dịch chiết sẽ được cô bớt và sấy phun sương tạo hạt với độ ẩm không quá 10%. Cao khô được chiết xuất bởi Công ty CP Hóa Dược và Công Nghệ Sinh Học Biogreen đạt tiêu chuẩn sản xuất GMP.
3. Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Cao khô cà gai leo
Mô tả: Dạng bột mịn đồng nhất màu nâu nhạt.
Dạng bào chế: Bột, cao khô
Quy cách: 1 kg, 2 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg
Độ tan: tan tốt trong nước
Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén, siro
Mùi vị: Vị đắng chát
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.