Nguyên liệu nuôi trồng thủy sản cao khô bồ công anh
Việc sử dụng các loại cao dược liệu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đang ngày càng trở nên phổ biến hơn vì rất nhiều lợi ích mang lại về năng suất và chất lượng vật nuôi. Cao khô bồ công anh có những tác dụng và ứng dụng gì trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Nguồn gốc của Cao khô bồ công anh
Cao khô bồ công anh là sản phẩm dạng bột khô được sản xuất từ nguồn nguyên liệu bồ công anh tự nhiên. Quy trình sản xuất cao khô bồ công anh thường bao gồm 2 giai đoạn chính: giai đoạn chiết xuất dược liệu và giai đoạn sấy phun sương tạo thành bột khô.
Những thông tin cơ bản về bồ công anh:
+ Tên gọi khác: Kim cổ thảo, thiệu kim bảo, cây diếp dại, diếp hoang, cây mũi mác, rau mũi cày…
+ Tên khoa học: Lactuca indica.
+ Họ thực vật: Họ Cúc Asteraceae.
+ Phân bố: Bồ công anh phân bố chủ yếu ở các quốc gia thuộc châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Ấn Độ, khu vực đông Siberia, Đông Nam Á, Việt Nam. Tại nước ta, bồ công anh mọc hoang nhiều ở những nơi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa…
+ Đặc điểm thực vật: thân cây cỏ sống nhiều năm, thân đơn và chẻ nhánh ở phía trên, chiều cao khoảng 1-2m. Rễ bồ công anh là loại rễ hình trụ dài và khỏe. Cây bồ công anh có lá đơn mọc cách. Lá có cuống ngắn, phiến lá thuôn dài hoặc dạng hình mũi mác, Mép lá nguyên hoặc xẻ thùy hoặc có răng cưa thô to. Mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới xanh xám. Các lá mọc ở phía trên gần đỉnh ngọn sinh hoa thường trên nhỏ hơn và thẳng. Hoa bồ công anh mọc thành cụm hình chùy, hoa màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả bồ công anh là loại quả bế hình elip, màu đen.
+ Bộ phận sử dụng: toàn cây.
Tác dụng của Cao khô bồ công anh trong Nuôi trồng thủy sản
Tác dụng của cao khô bồ công anh với vật nuôi thủy sản là:
+ Kháng khuẩn: bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn thường gặp như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn mủ xanh… giúp vật nuôi hạn chế nguy cơ mắc bệnh gây ra bởi những vi khuẩn này. Tác dụng này của bồ công anh có thể sử dụng để thay thế các loại kháng sinh thông thường dùng cho thủy sản.
+ Giúp giải độc, lợi mật, tăng cường chức năng gan cho thủy sản.
+ Giúp chống viêm, hạn chế các loại bệnh viêm nhiễm thường gặp ở các loài thủy sản.
+ Giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích ăn ngon.
Ứng dụng của Cao khô bồ công anh trong Nuôi trồng thủy sản
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, cao khô bồ công anh có thể được ứng dụng để:
+ Trộn lẫn vào trong thức ăn cho vật nuôi dưới nước.
+ Làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản.
+ Làm nguyên liệu để sản xuất thuốc thú y.
Hàm lượng sử dụng cao khô bồ công anh trong thức ăn nuôi trồng thủy sản
Liều lượng sử dụng khi trộn với thức ăn cho thủy sản là: khoảng 0,5-2 kg cao khô bồ công anh / 1 tấn thức ăn, tùy thuộc vào loài thủy sản.
Nguyên liệu thủy sản cao khô bồ công anh Biogreen
Tên sản phẩm: Cao khô bồ công anh.
Xuất xứ: Việt Nam.
Dạng bào chế: bột cao khô.
Mô tả: bột mịn đồng nhất.
Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.