Cảnh báo nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ

Đột quỵ trong khi ngủ nếu như trước đây là tình trạng rất hiếm gặp thì hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ khi ngủ? Cách phòng tránh là gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ 1
Nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ

Những đối tượng nào có nguy cơ đột quỵ cao khi ngủ

Theo các chuyên gia về thần kinh học, giấc ngủ có quan hệ chặt chẽ với sức khỏe hệ tim mạch, tình trạng cao huyết áp, suy giảm chức năng của các mạch máu… đây đều là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ bị đột quỵ. 

Một số nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu đối chứng và nhận thấy rằng có một số yếu tố liên quan đến giấc ngủ có ảnh hưởng đến tỷ lệ đột quỵ, đó là:

+ Trằn trọc, ngủ không sâu, tỉnh dậy giữa giấc ngủ: tình trạng này có tác động nhiều đến huyết áp và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm tăng nguy cơ các phản ứng viêm phát triển và có thể dẫn đến đột quỵ. Tình trạng ngủ không sâu giấc có thể khiến cho huyết áp giảm về ban đêm, làm tăng nguy cơ huyết áp cao vào ban ngày. 

+ Ngủ không đủ giấc: nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đối tượng ngủ với thời lượng ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ lớn gấp 3 lần so với trường hợp ngủ khoảng 7 – 8 tiếng. Mặc dù vậy ngủ quá nhiều cũng không tốt, nếu ngủ quá 9 tiếng mỗi đêm cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. 

+ Ngủ ngáy, khịt mũi trong khi ngủ: tình trạng này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thở và hô hấp của con người, có thể dẫn đến trường hợp ngưng thở khi ngủ. Theo nghiên cứu, tỷ lệ đột quỵ ở người ngủ ngáy cao hơn 3 lần so với người ngủ không ngáy.  

+ Ngủ trưa kéo dài: nghiên cứu trên thực nghiệm đã cho thấy rằng trường hợp ngủ trưa trung bình hơn 1 giờ đồng hồ có nguy cơ đột quỵ cao hơn trường hợp không ngủ 88%. Tuy nhiên trường hợp ngủ trưa dưới 1 giờ lại không có tác hại nào cả. 

Nếu như đối tượng có đầy đủ các yếu tố kể trên thì nguy cơ bị đột quỵ cao gấp hơn 5 lần so với những người không có các yếu tố đó. Mặc dù vậy các nghiên cứu này cũng chỉ thể hiện được về sự liên quan giữa giấc ngủ và nguy cơ đột quỵ, chứ không phải là yếu tố trực tiếp dẫn đến đột quỵ. 

Những yếu tố có tác động trực tiếp đến nguy cơ đột quỵ là hút thuốc lá, sử dụng nhiều bia rượu, ăn uống nhiều chất béo bão hòa, thiếu vận động thể chất…

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ 2
Xây dựng lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ đột quỵ

Làm thế nào để tránh nguy cơ đột quỵ khi ngủ?

Để phòng tránh, giảm nguy cơ đột quỵ nói chung và tình trạng đột quỵ khi ngủ nói riêng thì chúng ta cần phải chú ý đến nhiều điểm quan trọng sau đây trong lối sống sinh hoạt hằng ngày của mình: 

+ Không thức khuya ngủ muộn, đi ngủ đúng giờ, ổn định nhịp sinh học của cơ thể. 

+ Thường xuyên đi khám định kỳ sức khỏe 1 năm 1 – 2 lần để đánh giá đúng về cơ thể, phát hiện những vấn đề những nguy cơ bệnh lý đang có để tìm cách khắc phục sớm và kịp thời. 

+ Tránh để đầu óc căng thẳng, stress kéo dài, cố gắng tìm cách thư giãn giải tỏa lo âu, phiền muộn. 

+ Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động thể chất đều đặn mỗi ngày. 

+ Tránh tắm gội quá muộn, đặc biệt là vào thời điểm ban đêm. 

+ Chú ý đến điều kiện thời tiết để điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp với giấc ngủ, tránh để cơ thể bị nóng quá hoặc lạnh quá. 

+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, không uống nhiều bia rượu, hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đường, muối…

+ Không hút thuốc lá. 

Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng độc giả đã hiểu thêm về những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ khi ngủ cũng như cách phòng tránh, giảm tỷ lệ gặp phải tình trạng này. Để tìm hiểu thêm về nhiều thông tin kiến thức sức khỏe bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://biogreenjsc.com.vn/tin-tuc/