Cách đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá – Kháng ký sinh trùng trên tôm cá

Cách đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá - Kháng ký sinh trùng trên tôm cá

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, làm cách nào để đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá hay kháng ký sinh trùng trên tôm cá là vấn đề mà hầu như bất cứ hộ nuôi trồng nào cũng cần chú ý đến. Nếu bạn đọc cũng đang quan tâm về vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé! 

Cách đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá - Kháng ký sinh trùng trên tôm cá 1
Cách đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá là gì?

Ký sinh trùng trên tôm là gì? 

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh, gây hại rất thường gặp ở các loài thủy sản bao gồm cả tôm. Nếu không có phương pháp nuôi thủy sản khoa học, các loài tôm hoàn toàn có thể nhiễm ký sinh trùng, dẫn đến suy giảm năng suất nuôi trồng cả về số lượng lẫn chất lượng. 

Ký sinh trùng là những loài vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, chúng thường sống trong môi trường nước, xâm nhập vào các loài vật chủ như tôm cá. Ký sinh trùng có khả năng sinh sản và phát triển rất nhanh chóng khiến cho tôm bị nhiễm sẽ dễ bùng phát bệnh, gây ra hao hụt đáng kể về kinh tế cho hộ nuôi trồng. 

Việc kiểm soát các mầm bệnh như ký sinh trùng trong môi trường nước thường khá phức tạp, nếu không biết cách nguy cơ bị nhiễm bệnh của tôm sẽ rất cao. Một số loài ký sinh trùng gây bệnh thường gặp trên tôm là: 

+ Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP): chúng sinh ra vi bào tử khiến cho tôm bị bệnh sẽ màu trắng đục, có con bị đục ở lưng, có con bị phần đuôi. Ký sinh trùng này sử dụng dinh dưỡng dự trữ trong gan tụy của tôm để phát triển, khiến cho tôm chậm lớn. Mặc dù không gây chết nhưng chúng sẽ khiến cho tôm còi cọc không thể sinh sản và phát triển bình thường được. 

+ Ký sinh trùng Haplosporidian infections và Hepatopancreatic haplosporidiosis: gây bệnh trên gan tụy của tôm. Tôm khi nhiễm ký sinh trùng này gan tụy sẽ bị co lại, cơ thể nhợt nhạt, thiếu sắc tố, chậm lớn. 

+ Ký sinh trùng Vermiform và Gregarine: gây bệnh trên đường tiêu hóa của tôm bao gồm cả dạ dày và ruột. Ký sinh trùng này có thể dẫn đến tình trạng hoại tử thành ruột biểu hiện bằng những đốm màu trắng hoặc vàng nhạt, phân trắng. Tôm khi nhiễm ký sinh trùng loại này thường sẽ bỏ ăn gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. 

Cách đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá - Kháng ký sinh trùng trên tôm cá 2
Ký sinh trùng trên tôm

Ký sinh trùng trên cá là gì? 

Cũng giống như tôm, các loài cá cũng sẽ rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng trong môi trường nước. Thậm chí cá còn có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng trên tôm. 

Những loại ký sinh trùng thường gặp trên cá bao gồm: 

+ Ký sinh trùng Argulus, Alitropus: còn được gọi là rận cá vì chúng có hình dạng khá giống con rận. Cá bị nhiễm ký sinh trùng này sẽ dễ bị viêm loét, hoại tử da do chúng bám trên da và hút máu, tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh khác tấn công. 

+ Ký sinh trùng Ergasilus: chúng thường bám trên mang cá và tiết ra chất nhờn, gây lở loét. Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, vết loét sẽ lan ra ngoài lớp biểu mô, dẫn đến các mạch máu bị tắc nghẽn, nhiễm trùng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cá giảm khả năng hô hấp, có nguy cơ bị ngạt thở và chết. 

+ Ký sinh trùng Lernaeidae  hay ký sinh trùng mỏ neo: đây là loại ký sinh trùng phổ biến và rất nguy hiểm đối với nhiều loài cá. Chúng có thể cắm sâu vào trong thân cá gây ra những vết thương nặng có thể nhiễm trùng và nhiễm khuẩn, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá. 

+ Ký sinh trùng trichodina hay ký sinh trùng bánh xe: chúng có thể ký sinh ở khắp nơi trên cơ thể cá bao gồm cả da và mang. Cá bị nhiễm ký sinh trùng này thường sẽ nhợt nhạt, thân có nhiều nhớt trắng đục, đuôi và vây thường bị tổn thương dẫn đến khả năng bơi bị ảnh hưởng. 

Cách đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá - Kháng ký sinh trùng trên tôm cá 3
Ký sinh trùng trên cá

Cách đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá – Kháng ký sinh trùng trên tôm cá

Để đề phòng ký sinh trùng trên tôm cá, chúng ta cần phải chú ý đến những điểm quan trọng sau đây: 

+ Làm sạch, cải tạo môi trường nước trước khi nuôi tôm cá: ao hồ nuôi thủy sản cần phải được xử lý đúng cách, có thể dùng vôi sống, muối ăn rải xuống đáy ao, hút bùn, nên sử dụng hệ thống lắng lọc để đảm bảo môi trường nước được ổn định. Nước dùng để nuôi thủy sản cần đảm bảo phù hợp về các tiêu chí như pH, kH, Oxy , độ mặn…

+ Kiểm tra tôm cá giống trước khi thả nuôi: cần phải kiểm tra kỹ giống vì có nhiều trường hợp tôm cá bị nhiễm bệnh ngay từ ban đầu. Nếu phát hiện giống bị nhiễm bệnh thì cần xử lý ngay, nếu không được thì nên thay thế con giống khác. 

+ Thường xuyên kiểm tra định kỳ môi trường nước: định kỳ khoảng 7-10 ngày, các hộ nuôi trồng thủy sản nên mang nước đi kiểm tra. Nếu phát hiện trong nước có nhiễm ký sinh trùng thì cần thực hiện các biện pháp diệt khuẩn diệt trùng càng sớm càng tốt. 

+ Kiểm tra định kỳ tôm cá để phát hiện sớm bệnh: định kỳ khoảng 1 tháng 1 lần nên kiểm tra tôm cá để đánh giá tình trạng sức khỏe và khả năng phát triển. Nếu phát hiện tôm cá bị nhiễm ký sinh trùng thì cần phải xử lý ngay, tránh để lâu gây lây nhiễm diện rộng. Hộ nuôi trồng có thể sử dụng các loại thuốc thú y để kháng ký sinh trùng cho tôm cá hoặc dùng các loại thảo dược tự nhiên như: bột tỏi, lá bàng… cũng rất hiệu quả. 

Qua bài viết về chủ đề “Cách đề phòng ký sinh trùng trên tôm cáKháng ký sinh trùng trên tôm cá” vừa rồi, chúng ta đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://biogreenjsc.com.vn/tin-tuc/